27 thg 10, 2011

Phép xã giao khi du lịch : ăn và uống


Bạn nghĩ rằng trút hết phần còn lại trong chai vào ly của khách là lịch sự...nhưng một số ít mới biết mình vừa chỉ định họ là người trả tiền cho lượt tiếp theo! Dù đa số người địa phương sẽ không để tâm những lỗi trong phép xã giao, nhưng được báo trước vẫn tốt hơn và gây ấn tượng với họ bằng hiểu biết của bạn về văn hoá. Dưới đây là một loạt các mẹo giao tiếp, được trích dẫn từ nhiều sách hướng dẫn của Lonely Planet, giúp bạn ăn uống đúng cách ở những nơi khác nhau trên thế giới.

Quy cách trên bàn ăn
1. Khi bạn ăn mì ở Nhật, hoàn toàn không có vấn đề gì - thậm chí là được mong đợi - nếu bạn húp mì sùn sụt.

2. Không bao giờ cắm đũa đứng thẳng vào chén cơm - đó là cách cúng cơm cho người chết! Như vậy cũng giống với những nén nhang đốt cho người chết. Và chuyền thức ăn từ chén của mình sang cho người khác cũng là một kiểu cách không tốt - một quy tắc tang lễ khác theo Phật giáo bao gồm việc dùng đũa để chuyển phần còn lại của xác chết đã hoả thiêu giữa các thành viên trong gia đình. Điều này đúng ở Trung Quốc và hầu hết tất cả các nước châu Á.

3. Ở Nga, đặt cổ tay lên mép bàn ( không nằm trong vạt áo ) khi ăn, và giữa nĩa bằng tay trái, giữ dao bằng tay phải.

4. Ở Nepan, hãy chờ đợi để được phục vụ và chắc chắn hãy xin phép vài giây khi ăn ở nhà người khác. Tóm lại, khi nhiều người cùng ăn, không ai đứng lên cho tới khi mọi người đã ăn xong. Nếu bạn phải đi sớm, hãy xin lỗi bằng cách nói "bistaii khaanus" ( dùng bữa thư thả ).

5. Ở các nhà hàng Portugal, đừng hỏi xin muối và tiêu nếu không có trên bàn. Yêu cầu bất kì loại gia vị hay đồ chấm nào là ném một sự phỉ báng vài đầu bếp. Và các đầu bếp là những người cực kì được tôn trọng ở Portugal.
6. Đến Pháp, đừng bao giờ bàn về tiền bạc khi ăn tối. Và phân chia việc chi trả hoá đơn được xem là rất tự nhiên.

7. Bất cứ khi nào bạn bắt gặp ai đó đang ăn ở Mexico, dù quen hay không, hãy nói "provecho" ( chúc ngon miệng ). Đừng bỏ qua phong tục này. Đó là một quy tắc đẹp và giúp người ta thấy dễ chịu.

8. Ăn riêng với đĩa  của mình gây chú ý cho đa số người ở Ethiopia, bị xem là buồn cười, quái dị và lãng phí.Thức ăn luôn được chia sẻ từ một đĩa mà không cần dao nĩa. Sự tham lam bị cho là man rợ nên cố gắng đừng ham ăn tục uống. Món thịt thường được ăn cuối cùng, nên đừng đụng tới chúng ngay lập tức.

Cách nhậu
1. Khi uống ở Nhật, đừng rót đầy cho mình; rót cho ly người bên cạnh trước và đợi họ mời lại. Rót đầy ly cho mình có nghĩa là thừa nhận với mọi người trong bàn rằng bạn là kẻ nghiện rượu.

2. Ở Armenia, nếu bạn rót hết chai cho người khác, điều đó buộc họ là người mua chai kế tiếp - trút giọt cuối cùng vào ly của mình lại là điều lịch sự.
3. Ở Úc, khi đến 1 quán rượu, hãy nói to rủ cùng uống. "Hét lên" là một phong tục được tôn trọng khi mọi người thay phiên nhau trả cho những lượt uống. Đừng rời khỏi trước khi đến lượt bạn!
4. Ở Nga, Vodka là rượu để uống mừng, không phải để nhâm nhi bình thường; hãy đợi tín hiệu. Người ta muốn đàn ông phải uống ừng ực, còn phụ nữ thì thường được du di. Đừng bao giờ trộn hay pha loãng rượu của bạn. Và đừng đặt chai rỗng trên bàn - nó phải để dưới đất.

5. Ở Thuỵ Sĩ, "lắc kêu" bị xem là thô bỉ trừ việc nói "skals" ( cheer ).

Đặc biệt đối với người ăn chay

1. Ở Peru, nhiều thành phố đông du khách có những nhà hàng chay phục vụ những phiên bản của các món ăn phổ biến trong vùng với thành phần thay thế là đậu nành. Ở những nhà hàng nổi tiếng, nhiều món chay thường có trong thực đơn. Để bảo đảm, hãy gọi "un plato vegetariano" ( món chay ) và chú ý thuật ngữ sin carne ( không có thịt ) chỉ đề cập tới thịt đỏ hay thịt heo.

2. Nước Nga có thể khắc khe với việc ăn chay. Tốt nhất bạn nên đến vào mùa Lent, khi nhiều nhà hàng phục vụ các thực đơn đặc biệt không có thịt. Những nhà hàng ở Moscow, St Petersburg, và những thành phố lớn khác hầu hết đều có những món không chứa thịt trong thực đơn, nhưng tóm lại, rau củ được nấu chín nhừ và thậm chí các món súp rau được làm với nước dùng từ thịt.

Theo BBC News, Robert Reid, 19/5/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét